alt

Hướng dẫn học "âm câm" trong tiếng Anh cho người mới bắt đầu

  Thứ Thu, 09/02/2023

Âm câm là một trong những lý do người Việt Nam không thể phát âm tiếng Anh chuẩn. Trong tiếng Anh, chỉ 40% từ có cách đọc giống như cách viết, vậy làm thế nào để đối phó với 60% còn lại?

1. ÂM CÂM LÀ GÌ?

Âm câm (hay còn gọi là silent letter), là những chữ cái xuất hiện trong từ nhưng lại không được đọc ra. Hiện tượng này gây nhiều khó khăn cho người học khi phát âm tiếng Anh.

Trước kia, tới 90% từ tiếng Anh đọc giống hệt như cách viết. Tiếng Anh không hề có âm câm cho đến tận thế kỷ 15. Sau đó, rất nhiều luồng ngôn ngữ du nhập vào tiếng Anh khiến nó trở nên giống với tiếng Latinh hay tiếng Pháp. Điều này đã làm thay đổi cách đọc rất nhiều từ trong tiếng Anh. Đó là lý do tại sao tiếng Anh lại có âm câm, cho dù trước đó không hề có.

Bảng chữ cái Latinh từ đó cũng thích ứng với tiếng Anh bởi lẽ trong tiếng Anh có tới 41 cách phát âm nhưng chỉ có 26 chữ cái. Vì thế người ta phải kết hợp những chữ cái với nhau để tạo ra những âm mới.

Theo dòng thời gian, cách phát âm cũng vì thế mà đổi khác, nhưng cách viết cũ vẫn y nguyên nhờ vào công nghệ in ấn thời Trung Anh (1150-1500).

Ngày nay tiếng anh hiện đại chỉ có 40% từ là âm vị, nghĩa là viết thế nào đọc thế đó. Dưới đây là một số ví dụ về 60% còn lại: wRITE, kNEE, kNOCK, LAMb, wRIST, HAlF, PLUMbER, pSYChOLOGY, AIsLe, DAUghTER (chữ viết thường là âm câm).

Tiếng Anh có tới 41 cách phát âm nhưng chỉ có 26 chữ cái, vì thế người ta phải kết hợp những chữ cái với nhau để tạo ra những âm mới.

2. 16 NGUYÊN TẮC DÀNH CHO ÂM CÂM

1. B

  • Nguyên tắc 1: B không được phát âm khi đứng sau M ở cuối từ. Ví dụ: limb, crumb, dumb, comb, bomb, thumb.

  • Nguyên tắc 2: B không được phát âm khi đứng trước T thường là ở cuối từ nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Ví dụ: debt, doubt, subtle, debtor, doubtful.

2. C

  • Nguyên tắc: C không được phát âm khi trong từ có chứa “scle”. Ví dụ: muscle, sclerosis.

  • Ngoại lệ: Sclera, asclepiad.

3. D

  • Nguyên tắc 1: D không được phát âm trong những từ phổ biến sau: Handkerchief, Wednesday, sandwich, handsome.

  • Nguyên tắc 2: D cũng không được phát âm khi trong từ có chứa DG. Ví dụ: Pledge, dodge, grudge, hedge.

4. E

  • Nguyên tắc: E không được phát âm khi đứng cuối một số từ, và thường kéo dài âm của nguyên âm. Ví dụ: Hope, drive, gave, write, site, grave, bite, hide.

5. G

  • Nguyên tắc: G thường không được phát âm khi đứng trước N. Ví dụ: Champagne, foreign, sign, foreign, design, align.

  • Ngoại lệ: Magnet, igneous, cognitive.

6. GH

  • Nguyên tắc 1: GH không được phát âm khi đứng sau một nguyên âm. Ví dụ: Thought, through, thorough, borough, daughter, light, might, sigh, right, fight, weigh, weight.

  • Ngoại lệ: Doghouse, foghorn, bighead.

  • Nguyên tắc 2: GH đôi khi được phát âm như F. Ví dụ: rough, tough, laugh, enough, cough, clough, draught.

  • Ngoại lệ: Những ví dụ ở nguyên tắc 1!

7. H

  • Nguyên tắc 1: H không được phát âm khi đứng sau W. Ví dụ: what, when, where, whether, why.

  • Nguyên tắc 2: H không được phát âm khi đứng đầu một số từ (đừng quên dùng mạo từ “an” với H câm). Ví dụ: hour, honest, honour, heir.

8. K

  • Nguyên tắc: K không được phát âm khi đứng trước N ở đầu từ. Ví dụ: knife, knee, know, knock, knowledge.

9. L

  • Nguyên tắc: L không được phát âm khi đứng sau A, O, U. Ví dụ: calm, half, talk, walk, would, should, could, calf, salmon, yolk, chalk

  • Ngoại lệ: Halo, bulk, sulk, hold, sold.

10. N

  • Nguyên tắc: N không được phát âm khi đứng sau M ở cuối từ. Ví dụ: Autumn, column.

11. P

  • Nguyên tắc: P không được phát âm khi đứng đầu một số từ sử dụng tiền tố “psych” và “pneu”. Ví dụ: Pneumatic, psychotherapy, psychotic, psychologist.

12. PH

  • Nguyên tắc: PH đôi khi được phát âm như F. Ví dụ: telephone, paragraph, alphabet.

13. S

  • Nguyên tắc: S không được phát âm trong những từ sau: Island, isle, aisle, islet.

14. T

  • Nguyên tắc: T không được phát âm trong những từ phổ biến sau: Castle, Christmas, fasten, listen, often, whistle, bustle, hasten, soften.

15. U

  • Nguyên tắc: U không được phát âm khi đứng sau G và đứng trước một nguyên âm trong cùng một từ. Ví dụ: guess, guidance, guitar, guest, guild, guard.

16. W

  • Nguyên tắc 1: W không được phát âm ở đầu một từ khi nó đứng trước R. Ví dụ: wrap, write, wrong, wring, wrap.

  • Nguyên tắc 2: W không được phát âm trong những từ sau: Who, whose, whom, whole, whoever.

3. MỘT SỐ ÂM CÂM PHỔ BIẾN

  • Âm “h”

what /wɑːt/

cái gì, thế nào

honest /ˈɑːnɪst/

chân thật

when /wen/

khi nào

hour /aʊər/

giờ

why /waɪ/

vì sao

while /waɪl/

trong khi

which /wɪtʃ/

gì, cái nào

where /weər/

ở đâu, đâu

whether /ˈweðər/

có… không, có… chăng

rhythm /ˈrɪðəm/

nhịp điệu

ghost /ɡoʊst/

ma, bóng mờ

  • Âm “b”

lamb /læm/

cừu non, thịt cừu

comb /koʊm/

cái lược

thumb /θʌm/

ngón tay cái

doubt /daʊt/

sự nghi ngờ

numb /nʌm/

tê cóng

plumber /ˈplʌmər/

thợ hàn chì

crumb /krʌm/

miếng, mảnh vụn

limb /lɪm/

bờ, rìa

climbing /ˈklaɪmɪŋ/

leo trèo

debt /det/

món nợ

bomb /bɒm/

quả bom

tomb /tuːm/

chôn cất

  • Âm “k”

knife /naɪf/

con dao

knock /nɒk/

cú đánh, tiếng gõ (cửa)

knee /niː/

đầu gối

knight /naɪt/

hiệp sĩ

knot /nɑːt/

nút, nơ

knack /næk/

sở trường, mẹo

knitting /ˈnɪtɪŋ/

đan len

knew /njuː/

biết, hiểu biết

know /nəʊ/

biết, hiểu biết

knob /nɒb/

u, bướu

  • Âm “t”

fasten /ˈfæsən/

buộc chặt, trói chặt

Christmas /ˈkrɪsməs/

giáng sinh

castle ˈkæsl/

thành trì, lâu dài

mortgage /ˈmɔːɡɪdʒ/

sự cầm cố, thế chấp

listen /ˈlɪsən/

nghe

soften /ˈsɒfən/

làm mềm dẻo

ĐĂNG KÝ HỌC THỬ MIỄN PHÍ

Đăng ký ngay để nhận tư vấn miễn phí
Cơ hội nhận hàng ngàn ưu đãi học bổng lên tới 3.000.000 đồng

0704489256