Có lẽ bạn cũng như rất nhiều người học tiếng Anh khác đã và đang gặp phải các tình trạng khi học từ vựng:
- Thuộc từ vựng nhanh chóng, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, chúng dường như bốc hơi khỏi đầu; hoặc,
- Nhớ rất nhiều từ, nhưng khi cần phải sử dụng để viết hoặc nói thì không thể lôi được ra từ nào.
Giờ đây đã có phương pháp giúp bạn khắc phục hoàn toàn những vấn đề này. Mind mapping (sơ đồ tư duy) là chìa khóa để bạn học từ vựng tiếng Anh nhanh hơn, ghi nhớ lâu hơn và sử dụng từ một cách chuẩn xác trong mọi ngữ cảnh.
Hãy cùng ANH NGỮ WILL khám phá sức mạnh của mind mapping và cách nó sẽ biến quá trình học từ vựng tiếng Anh của bạn trở nên nhẹ nhàng, thú vị và hiệu quả hơn bao giờ hết. Đọc ngay nhé!
Tại sao nên học từ vựng bằng phương pháp mind mapping?
Có 3 nguyên nhân chính khiến bạn học đã cố gắng học từ vựng tiếng Anh thật chăm chỉ nhưng khi nói/ viết thì đầu óc lại như tờ giấy trắng:
- Nhồi nhét hàng chục từ vựng theo danh sách từ trên xuống dưới cùng một lúc: Thường thì, những người học từ vựng tiếng Anh theo cách này sẽ chỉ nhớ được vài từ, thường là các từ ở đầu và cuối, nhưng những từ ở giữa lại như bị "bỏ quên".
- Học từ tiếng Anh mới nhưng không liên kết với từ đã học và ngữ cảnh mà từ đó được sử dụng, vì vậy:
- Bạn rất khó thuộc được từ vì không liên kết được khái niệm mới học với bất kỳ từ đồng nghĩa hay trái nghĩa nào đã học.
- Bạn dễ nhầm lẫn khi dùng từ, đặc biệt là những từ có nhiều nét nghĩa tương đồng vì không biết rằng chúng tuy có điểm giống nhưng được dùng trong nhiều hoàn cảnh khác nhau chứ không thể thay thế nhau trong mọi trường hợp.
Ví dụ: Cả hai từ “big” và “huge” đều có nghĩa là “lớn”, tuy nhiên:
1. Về mặt ý nghĩa:
- Big: Thường chỉ mức độ lớn ở một mức độ thông thường hoặc khá lớn.
- Huge: Dùng để miêu tả thứ gì đó cực kỳ lớn, vượt trội hơn so với mức độ thông thường của "big", còn "huge" mang nghĩa cực đại, rất lớn.
2. Về ngữ cảnh sử dụng:
- Big có thể dùng trong nhiều tình huống, cả trong những ngữ cảnh vật lý (kích thước) lẫn trừu tượng (quan trọng, ảnh hưởng).
- Huge thường được dùng để nhấn mạnh sự khổng lồ, vĩ đại, hoặc ngoại lệ của sự vật.
- Học từ vựng tiếng Anh mà không vận dụng chúng vào nghe, nói, đọc, viết: Học theo cách này khiến người học dễ nhớ từ một cách máy móc, không hiểu sâu và khó sử dụng tự nhiên trong thực tế. Dù biết nhiều từ, họ không thể phản xạ nhanh nên thường xuyên dùng ngay từ mới học mà không suy xét đến ngữ cảnh.
Ví dụ: Khi học từ "apple" (quả táo), người học nên vận dụng từ này vào các hoạt động khác như:
- Nghe: Nghe các đoạn hội thoại về chủ đề “apple” để hiểu cách từ được sử dụng trong ngữ cảnh thực tế.
- Nói: Thực hành nói các câu có từ “apple” như "I like eating apples" để xây dựng phản xạ tự nhiên khi giao tiếp.
- Đọc: Đọc những đoạn ngắn về chủ đề “apple” để nhận diện từ vựng trong văn bản.
- Viết: Tự xây dựng các câu đơn giản như "My favorite fruit is apple because it is sweet and crunchy" để củng cố khả năng diễn đạt ý tưởng bằng từ vựng mới học.
Cách bạn học từ vựng có đang xung đột với cách não bộ vận hành trí nhớ?
Theo nhà giảng dạy ngôn ngữ nổi tiếng Scott Thornbury, não bộ không có xu hướng lưu trữ từ vựng một cách ngẫu nhiên hay lập danh sách từ vựng lưu trữ.
Thay vào đó, theo ông, từ vựng được ghi nhớ lâu dài và lưu trữ tốt hơn khi có sự kết nối với các tình huống cụ thể, các ý tưởng hoặc các khái niệm có liên quan, thay vì chỉ học một từ riêng lẻ mà không có ngữ cảnh.
Điều này lý giải tại sao phương pháp học từ vựng qua sơ đồ tư duy hay các chủ đề có mối liên kết rõ ràng lại hiệu quả hơn so với việc chỉ học theo danh sách từ vựng đơn giản.
Mind mapping xây dựng trí nhớ từ vựng logic như cách não bộ vận hành
Cách xây dựng mạng lưới từ vựng tiếng Anh áp dụng từ phương pháp mind mapping hoàn toàn khớp với những gì não bộ đang làm để ghi nhớ từ vựng.
Mind mapping - sơ đồ tư duy là một phương pháp ghi chép và sắp xếp từ vựng theo dạng sơ đồ, bắt đầu từ ý chính ở trung tâm và phát triển các ý phụ xung quanh, giúp bạn dễ dàng hiểu, ghi nhớ và kết nối các từ cần học một cách trực quan, giống như cách não tổ chức từ vựng một cách có hệ thống chứ không phải gặp đâu nhớ đó.
Ví dụ: Khi bạn học từ “pollution” (ô nhiễm) trong chủ đề môi trường, hãy học thêm cả các từ vựng tiếng Anh khác liên quan với:
- Các loại ô nhiễm như: air pollution (Ô nhiễm không khí), water pollution (Ô nhiễm nước), soil pollution (Ô nhiễm đất), noise pollution (Ô nhiễm tiếng ồn), light pollution (Ô nhiễm ánh sáng)
- Yếu tố gây ô nhiễm như “greenhouse gases” (khí nhà kính), “deforestation” (phá rừng), “global warming” (nóng lên toàn cầu),...
- Hậu quả để lại như “climate change” (biến đổi khí hậu), “forest fires” (cháy rừng), và “melting ice” (băng tan),
Cách này sẽ giúp bạn không chỉ nhớ nghĩa của từ “pollution” mà còn sử dụng chúng một cách linh hoạt và tự nhiên.
Đối với việc học từ vựng tiếng Anh, phương pháp sơ đồ tư duy mind mapping có 3 lợi ích chính sau:
- Mind mapping giúp bạn nhớ từ nhanh hơn nhờ vào việc xây dựng một mạng lưới từ vựng liên quan chặt chẽ. Khi bạn biết nghĩa của từ, hiểu được sự giống/ khác nhau giữa từ đó với các từ khác (đặc biệt là những từ đã học), bạn sẽ ghi nhớ từ nhanh hơn.
- Mind mapping không chỉ giúp người học hiểu nghĩa cơ bản của từ mà còn gắn kết từ vựng với ngữ cảnh thực tế mà từ được sử dụng, giúp ghi nhớ từ lâu và tránh chọn sai từ, cũng như tăng khả năng áp dụng từ vựng.
- Mind mapping giúp mở rộng vốn từ vựng theo nhiều chủ đề một cách có hệ thống vì nó cho phép người học hình thành mối quan hệ giữa các từ với cấu trúc phân nhánh rõ ràng và dễ nhớ, giúp người học dễ dàng sắp xếp và ghi nhớ từ vựng trong bối cảnh phù hợp.
Mind mapping không chỉ giúp bạn học từ vựng mà còn giúp bạn áp dụng từ vựng vào thực tế. Các sơ đồ giúp bạn nhìn thấy các mối liên hệ giữa từ vựng và các tình huống thực tế, từ đó dễ dàng sử dụng chúng trong giao tiếp.
Tiếp theo, hãy cùng tìm hiểu cách học từ vựng theo phương pháp mind mapping chi tiết với ANH NGỮ WILL nhé!
Bí kíp học từ và nhóm từ theo phương pháp mind mapping
Cách 1: Học một từ vựng tiếng Anh mới
Khi sử dụng sơ đồ tư duy để học một từ vựng tiếng Anh mới thì từ mới này sẽ là nhánh chính, từ liên quan (hoặc từ đã biết) và ngữ cảnh sử dụng là các nhánh phụ. Từ nhánh chính là từ mới, bạn hãy làm như sau:
Bước 1: Hướng dẫn thực hiện:
Bắt đầu bằng cách đặt từ vựng chính ở giữa sơ đồ tư duy. Từ đó, hãy vẽ ra những nhánh phụ để kết nối với các từ liên quan, chẳng hạn như từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa và những cụm từ thường đi kèm. Cách làm này không chỉ giúp bạn hình dung rõ ràng mối liên hệ giữa các từ mà còn làm cho việc ghi nhớ trở nên dễ dàng hơn.
Ví dụ:
Nếu từ vựng chính là “affluent” (giàu có), bạn có thể tạo các nhánh phụ cho từ đồng nghĩa như “wealthy” (giàu sang) và “prosperous” (phát đạt), từ trái nghĩa như “poor” (nghèo), “impoverished” (nghèo nàn), và cụm từ như “an affluent society” (một xã hội giàu có).
Bước 2: Hướng dẫn thực hiện:
Phát triển các nhánh phụ từ từ khóa chính để minh họa những ngữ cảnh cụ thể mà từ vựng được áp dụng.
Ví dụ:
- Nếu bạn học từ "affluent” (giàu có), bạn có thể thêm nhánh phụ để mô tả các bối cảnh khác nhau như Kinh tế: affluent society, affluent consumers,... ; Địa lý: affluent suburbs, affluent cities,...
- Mỗi nhánh có thể thêm vào các câu ví dụ như: “Affluent consumers enjoy shopping for high-end products.”
- Nên thêm nhánh phụ để kết hợp học cách phân biệt các từ có nét nghĩa tương đồng. Chẳng hạn, cùng để biểu hiện là “có nhiều tiền”, bạn sẽ hiểu được “rich” khác với “affluent”.
- Rich: được sử dụng rộng rãi trong các tình huống hàng ngày để mô tả sự giàu có của một cá nhân hoặc gia đình: "He is rich because he inherited a large fortune."
- Affluent: thường được dùng trong ngữ cảnh trang trọng hơn hoặc để chỉ một nhóm người, khu vực hoặc xã hội: "Many affluent tourists prefer to stay in luxury hotels during their vacations."
Cách 2: Học từ vựng tiếng Anh theo một chủ đề
Với cách thứ hai, bạn cần chia chủ đề chính thành các nhánh phụ và phân loại từ vựng phù hợp vào từng nhánh.
Cách thực hiện:
Khi vẽ sơ đồ tư duy để học từ vựng theo chủ đề, trước tiên bạn cần xác định chủ đề chính mà bạn muốn nghiên cứu. Đặt chủ đề này ở trung tâm sơ đồ tư duy. Sau đó, từ chủ đề chính, tạo ra các nhánh phụ để phân loại các từ vựng liên quan.
Ví dụ: Khi học về chủ đề "Affluent Societies" (Xã hội giàu có), bạn có thể tạo một sơ đồ tư duy với nội dung như sau:
"Affluent Societies" sẽ là nhánh chính. Các nhánh phụ là:
- Indicators of Affluence (Chỉ số về sự giàu có):
- Nhóm từ này bao gồm những từ dấu hiệu để nhận biết một xã hội giàu có: high income (thu nhập cao); luxury goods (hàng hóa xa xỉ); real estate value (giá trị bất động sản); disposable income (thu nhập khả dụng), v.v.
- Challenges in Affluent Societies (Thách thức trong các xã hội giàu có):
- Nhóm từ này liệt kê những vấn đề mà các xã hội giàu có thường phải đối mặt: wealth inequality (bất bình đẳng giàu nghèo); overconsumption (tiêu thụ quá mức); environmental impact (tác động môi trường); stress and anxiety (căng thẳng và lo âu).
Việc học và phát triển từ vựng bằng mind mapping là một trong những phương pháp hiệu quả đối với quá trình luyện thi IELTS Writing Task 1, 2 hay IELTS Speaking Part 1, 2, 3.
Phương pháp này giúp bạn thỏa mãn tiêu chí chấm Lexical Resource trong IELTS Speaking (25% số điểm) và IELTS Writing (25% số điểm), yêu cầu thí sinh phải có vốn từ sâu rộng, sử dụng từ linh hoạt, đúng ngữ cảnh, tự nhiên và hơn cả là đúng trọng tâm chủ đề nêu ra.
- Hiểu và áp dụng tiêu chí Lexical Resource trong IELTS Academic Writing và Speaking giúp thí sinh có thể mở rộng vốn từ, dùng linh hoạt các từ đồng nghĩa, tránh lặp từ, và biết cách sử dụng thuật ngữ trong các chủ đề học thuật phức tạp.
- Ngoài ra, việc nắm rõ những cụm từ thường đi kèm (collocation) giúp tránh lỗi ngữ pháp và diễn đạt không tự nhiên, đồng thời tăng độ chính xác trong truyền tải ý nghĩa xuyên suốt phần thi, góp phần quan trọng vào việc đạt điểm cao trong hai phần thi Writing và Speaking.
Nhớ thường xuyên áp dụng những từ vựng đã học vào 4 kỹ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết
Thực hành từ vựng tiếng Anh đã học chính là chìa khóa giúp bạn không chỉ khắc sâu kiến thức mà còn sử dụng chúng một cách tự nhiên và thành thạo. Một số cách luyện tập hiệu quả:
- Bạn có thể chọn nghe các bài nghe liên quan đến chủ đề đã học để không chỉ nhớ được từ vựng mà còn hiểu cách dùng từ chính xác và tự nhiên trong thực tế.
- Bên cạnh đó, hãy thực hành tự nói các đoạn hội thoại liên quan đến chủ đề vừa học trước gương hoặc tìm đối tác luyện tập để tăng tốc độ phản xạ khi giao tiếp.
- Tìm đọc các bài báo, tài liệu hay sách liên quan đến chủ đề từ vựng bạn đang học cũng là một cách hay, cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về cách sử dụng từ trong văn bản.
- Ngoài ra, cũng hãy thử viết những đoạn văn ngắn hoặc bài luận liên quan đến chủ đề đã học, giúp bạn nhớ sâu từ vựng và nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ trong nhiều tình huống khác nhau.
Kết thúc hành trình khám phá cách học từ vựng qua mind mapping, bạn đã trang bị cho mình một công cụ mạnh mẽ để bứt phá mọi giới hạn trong việc ghi nhớ và sử dụng từ vựng.
Với khả năng kết nối tư duy sáng tạo, kỹ thuật này không chỉ giúp bạn nhớ từ một cách siêu tốc mà còn duy trì kiến thức lâu dài và ứng dụng một cách tự nhiên trong giao tiếp hàng ngày.
Hãy bắt tay vào việc áp dụng mind mapping ngay hôm nay để biến việc học từ vựng trở thành một trải nghiệm thú vị và hiệu quả hơn bao giờ hết.