Để định hướng giảng dạy và sử dụng các nguồn lực bổ trợ hiệu quả, chúng ta cần lựa chọn một phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo phù hợp. Đây sẽ là kim chỉ nam giúp phụ huynh và giáo viên khai thác tiềm năng Anh ngữ của trẻ một cách tự nhiên nhất. Vậy đâu là phương pháp dạy học phù hợp cho trẻ mầm non? Cùng ANH NGỮ Will khám phá qua bài viết sau.
Bố mẹ nên cho con học tiếng Anh từ năm bao nhiêu tuổi?
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng độ tuổi lý tưởng nhất để trẻ nhỏ bắt đầu học ngoại ngữ là từ năm 4 tuổi.
Lúc này, trẻ đã hình thành hoàn thiện hệ thống tiếng mẹ đẻ và bắt đầu phát triển khả năng tư duy của não bộ. Đây cũng là thời điểm mà khả năng nghe của mỗi người đang ở trong trạng thái tốt nhất, với thính giác vượt trội, trẻ có thể nghe và bắt chước hầu hết những từ, câu mà mình nghe được. Trẻ sẵn sàng học tiếng Anh và tiếp thu nhanh các quy tắc ngôn ngữ.
Khi bố mẹ đầu tư cho trẻ học tiếng Anh từ sớm với phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo phù hợp, trẻ sẽ được:
- Định hình khả năng nghe, nói chuẩn như người bản xứ ngay từ những bước đầu học ngoại ngữ.
- Tiếp thu các kỹ năng tiếng Anh một cách tự nhiên và chủ động nhất.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin khi giao tiếp với người nước ngoài.
- Học ngoại ngữ cũng khiến não bộ vận động nhiều, tăng sự linh hoạt của hệ thần kinh và tạo điều kiện để trẻ phát triển trí tuệ từ sớm.
- Phát triển nhận thức của trẻ về thế giới xung quanh thông qua hành trình học tiếng Anh.
Top 5 phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo khoa học, hiện đại
Có rất nhiều phương pháp dạy học trên khắp thế giới, thế nhưng, để dạy tiếng Anh vỡ lòng cho trẻ mầm non thì các nhà khoa học đề xuất các phương pháp hàng đầu sau:
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo theo nhóm nhỏ (Small Group Instruction)
Trong những năm gần đây, mô hình và phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo đã có nhiều thay đổi đáng kể. Nếu trước kia trẻ học tập một cách độc lập với bạn bè thì phương pháp dạy học theo nhóm nhỏ (Small Group Instruction) sẽ đi theo hướng ngược lại.
Bằng cách chia thành các nhóm nhỏ trong lớp, trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi trao đổi, học tập và vui chơi cùng bạn bè đồng trang lứa. Đây đồng thời là phương pháp dạy học thúc đẩy trẻ tham gia bài học và đóng góp ý kiến vô cùng hiệu quả.
Phương pháp dạy lấy trẻ làm trung tâm (Student-Centered)
Trong lớp học sử dụng phương pháp dạy lấy trẻ làm trung tâm, trẻ sẽ được khuyến khích tham gia vào mọi hoạt động một cách tích cực. Cốt lõi của phương pháp này chính là:
- Thúc đẩy sự chủ động trong việc đặt câu hỏi, khuyến khích trẻ tự do thể hiện ý kiến và trao đổi không hạn chế trong lớp.
- Trẻ có thể làm việc cá nhân hoặc tập thể một cách tự do để tìm được giải pháp cho chủ đề được giáo viên nêu ra.
- Kiến thức được lồng ghép qua mọi hoạt động trong lớp để trẻ tiếp thu một cách chủ động thông qua tương tác.
Phương pháp học truy vấn (Inquiry-Based Learning)
Giáo viên sẽ đóng vai trò là người khơi gợi chủ đề bằng những câu hỏi tư duy hoặc đa dạng góc nhìn để khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến của mình. Điều khiến trẻ bị thu hút bởi phương pháp dạy học truy vấn đó chính là tính kết nối cao.
Thay vì đưa ra câu trả lời, học viên tự tìm tòi qua nhiều trải nghiệm học tập hoặc đời sống khác nhau. Giáo viên sẽ giúp trẻ hiểu hơn về thế giới thông qua góc nhìn của mình và từ đó phát triển hệ thống tư duy độc lập. Sự tự tin của trẻ được củng cố và có động lực học tiếng Anh hơn.
Phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo cá nhân hóa (Personalized Education)
Ngược lại với phương pháp học tập theo nhóm cần có tính kết hợp cao và cân bằng giữa các học viên với nhau, phương pháp dạy học cá nhân hóa sẽ xoáy sâu vào điểm mạnh, điểm yếu của từng trẻ.
Đây cũng được xem là phương pháp tỉ mỉ và tốn công nhất khi hầu như giáo viên phải luôn theo dõi sát sao để thiết kế và điều chỉnh lộ trình học phù hợp cho mỗi bé. Đồng thời, phụ huynh cũng cần hợp tác với giáo viên liên tục trong suốt quá trình dạy học tiếng Anh cho trẻ mầm non.
Phương pháp học khám phá – Phương pháp dạy tiếng Anh hàng đầu cho trẻ mẫu giáo (Discovery-based Learning)
Không có phương pháp giảng dạy nào được xem là tốt nhất, thế nhưng, nhiều nhà nghiên cứu về trẻ em hiện nay đều đồng ý rằng các phương pháp dạy học thiên về trải nghiệm sẽ đem lại hiệu quả tiếp thu cao hơn cho trẻ mẫu giáo.
Thấu hiểu được đặc điểm các bé ở lứa tuổi này chưa biết viết, biết đọc và nhận diện mặt chữ, phương pháp học thông qua khám phá (Discovery-based learning) sẽ giúp trẻ bước đầu làm quen với Tiếng Anh qua:
- Nhận dạng và gọi tên mọi vật ở môi trường xung quanh.
- Học tập thông qua những trải nghiệm thực tế chứ không thuần dạy nghĩa tiếng Anh – tiếng Việt cho trẻ.
- Đa dạng tương tác tại lớp như chơi trò chơi, ca hát, xem phim, nghe nhạc,…
Ngoài ra, để phương pháp dạy tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo đem lại hiệu quả tích cực, trẻ cũng cần được sinh hoạt và vui chơi trong môi trường học tập thuần Anh ngữ.